Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Phần cứng (p2)

3>RAM:
  • RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit), tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte). RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa, mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu. Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM(read-only memory).RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage). Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp
  •  Đặc trưng: Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau:
  1. Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ ( nếu tính theo byte ) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.
  2. Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ
  3. Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó.
  4. Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.
  • Mục đích: Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.
  • Phân loại:
  1. SRAM (Static RAM): RAM tĩnh được dùng trong CMOS và BiCMOS.
  2. DRAM (Dynamic RAM): RAM động là các thanh Ram ta hay dùng hiện nay, sau đây là một số loại thường gặp:
  • SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được gọi tắt là "SDRAM". Có 168 chân, có hai khe cắt ở phần chân cắm. Tốc độ truyền (Bus): 100MHz, 133MHz. Dung lượng : 32Mb, 64Mb, 128Mb, 256Mb .Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.


  •  DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được gọi tắt là "DDRAM". Có 184 chân, chỉ có một khe cắt ở chân cắm. Tốc độ truyền ( Bus): 266Mhz. 333Mhz, 400Mhz, ... Dung lượng: 128Mb, 256Mb, 1Gb ... DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDRAM với tốc độ truyền tải gấp đôi SDRAM nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ.


  • DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được gọi tắt là "DDRAM2". Tốc độ truyền ( Bus): 667Mhz, 800Mhz ... Dung lượng: 1Gb, 2Gb .. Là thế hệ thứ hai của DDRAM với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDRAM là có bus speed cao gấp đôi clock speed.

  • .v.v....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét